1. Thời thế thiên hạ
Cái gọi là thời thiên hạ, chính là xu hướng vận động của đại thế thiên hạ. Cái gọi là thế thiên hạ, chính là các nguồn lực thúc đẩy đại thế thiên hạ.
Nếu ví thiên hạ với biển, thì hướng gió là thời, các dòng chảy thủy triều do gió mà chảy là thế. Nắm được thời thế, chính là làm chủ dòng chảy và thủy triều.
Thời thế thiên hạ, phức tạp khôn lường, quỷ Thần khó đoán, nháy mắt vạn biến. Bậc Thánh nhân biết thời hiểu thế, tùy thời mà dùng thế, tùy nguyên nhân mà trị thế sự. Kẻ gian tặc tạo thế ngược thời, do đó làm loạn thế sự.
2. Đoán thiên hạ
Đoán tình thế chính là đo lường cái tâm người khác. Nếu là đoán người, thì phải suy xét lời nói, quan sát sắc mặt, lắng nghe giọng nói, xem xét hành vi, sau đó suy đoán được chiều hướng của cái tâm người ta.
Nếu là đoán thiên hạ, thì phải nhìn thấu tình hình quốc gia, xem xét các nguồn tài lực có hay không, người dân nhiều hay ít, địa hình hiểm trở hay dễ dàng, sức mạnh quân đội mạnh hay yếu, vua tôi hiền minh hay ngu muội, họa phúc của thiên thời, nhân tâm quy về hay trái lại. Sau đó suy đoán được vận mệnh quốc gia đó là thịnh hay suy, hưng hay vong.
3. Mưu định rồi mới hành động
Chơi cờ vây không thể thiếu quân cờ, người chơi mỗi người có 180 quân cờ, để quân cờ trong hộp thì mãi mãi là quân cờ chết, chỉ có để chúng vào trong ván cờ, thì mới sống động, thì mới trong tôi có anh, trong anh có tôi.
Nếu như một quân cờ lạc nước, nhẹ thì mất đất tổn binh, nặng thì cả ván cờ thua, nên bất kỳ đi nước cờ nào, ắt phải mưu định rồi mới hành động.
4. Cơ tâm và Đạo tâm
Cơ tâm là thuật, nếu không có Đạo tâm thống trị chế ngự, thuật càng cao thì hành động càng sai lệch, cuối cùng không chỉ khó thành đại khí, e rằng muốn bảo toàn bản thân cũng khó. Trên đời đã bao nhiêu người mê mẩn bởi thuật, đã rước họa cho bản thân, vạ lây đến người khác.
5. Bốn cảnh giới ngộ Đạo
Ngộ Đạo có bốn cảnh giới, ban đầu là nghe Đạo, tiếp đến là biết Đạo, tiếp nữa là thấy Đạo, cuối cùng là đắc Đạo. Trọng Ni (tức Khổng Tử) người nước Lỗ thời Xuân Thu nghe Đạo, nhưng không biết tại sao lại như vậy, thế là không quản gian khổ, từ ngàn dặm xa xôi đến Lạc Dương để vấn Đạo bậc tiên Thánh Lão Đam (tức Lão Tử). Tiên Thánh luận Đạo 3 ngày, Trọng Ni do đó mà biết Đạo, đạo ngộ cái lý cõi nhân thế, liền lập ngôn Nho gia. Do đó có thể thấy, hai chữ “biết Đạo” thật là phi thường.
6. Thuật và Đạo
Bất kỳ học vấn nào đều có phân chia Thuật và Đạo. Về binh pháp mà nói, thuật dụng binh là ở chiến thắng, Đạo dụng binh là ở dập tắt chiến tranh.
Cho nên người giỏi dụng binh không hiếu chiến. Đạo dụng binh là không chiến mà khuất phục quân địch, là ở chỗ hóa can qua thành ngọc lụa, là ở chỗ dùng 4 lạng xoay chuyển ngàn cân.
7. Thế nào là giỏi nói năng
Người giỏi nói năng, khi nói thì miệng như thác nước chảy, viện dẫn nhiều chứng cứ, có thể khiến người ta nghĩ cái họ không muốn nghĩ, làm cái họ không muốn làm.
Không nói thì thần định như sơn, thế như mũi tên kéo căng trên cung tên, có thể khiến người ta tâm thần bất an, như rơi vào 5 dặm mây mù. Điều này gọi là không nói mà đã nói, vô thanh thắng hữu thanh.
8. Quan sát thiên hạ
Quan sát thiên hạ như từ xa quan sát núi, không thể chỉ dựa vào mắt, phải dùng trực giác, phải dụng tâm. Quan sát núi từ xa, không cần phải leo lên núi, nhìn vực sâu, cũng không cần phải xuống vực sâu. Ngược lại mà nói, nếu như thực sự leo lên núi, bạn không thể thấy được núi xa, không thấy được vực sâu.
Cũng giống như đi vào rừng sâu, chỉ thấy cây cối, không thấy rừng rậm. Muốn nhìn thấy rừng rậm, chỉ có đứng ở đỉnh cao tuyệt đỉnh nơi này, phóng mắt nhìn xuống, dùng trực giác phóng mắt nhìn xuống, lại dụng tâm phóng mắt nhìn xuống.
9. Ba Đạo Thiên, Thánh, Nhân
Thiên Đạo là Đạo của tự nhiên, cũng chính là cái lý sinh khắc biến hóa của vạn vật trong vũ trụ. Thánh Đạo là Đạo của cõi nhân thế, cũng chính là cái lý an bang định quốc, thiên hạ đại đồng.
Nhân Đạo là Đạo của nhân sinh, cũng chính là cái lý an cư lạc nghiệp, đối nhân xử thế. Ba Đạo này hỗ trợ và thành tựu lẫn nhau, mất cái này thì sẽ xa rời cái kia. Xa Thiên Đạo thì Thánh Đạo khốn cùng. Xa Thánh Đạo thì Nhân Đạo khó khăn.
Nguồn: ĐKN
#Những_lời_dạy_của_người_xưa