Dự án Chuyển đổi số hệ thống các trường nghề - mang tầm chiến lược, đột phá nhằm kiến tạo Hệ sinh thái số đào tạo nghề mang đặc trưng riêng; qua đó thể hiện được vai trò tiên phong trong đổi mới sáng tạo, bắt kịp xu thế giáo dục thế giới. Đây là bệ phóng tối ưu nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao, chuẩn quốc tế.
1. Trường học số là gì
Trường học số hiểu đơn giản là sử dụng công nghệ số vào trong các hoạt động dạy và
học; còn xem xét tổng thể trường học số bao gồm: 9 phương diện và lộ trình chuyển
đổi từ mô hình đào tạo nghề truyền thống sang mô hình đào tạo số.
Đôi khi, còn gọi tên khác là Trường học Thông minh - gốc của nó là từ Giáo dục 4.0:
được hiểu là giáo dục thông minh (S.M.A.R.T Education).
Viết tắt:
- S (Self-directed là tự định hướng); M (Motivated là có động cơ);
- A (Adaptive là có khả năng tương thích);
- R (Resource enriched là có nguồn học liệu phong phú);
- T (Technology embedded là có áp dụng công nghệ)
2. Mục tiêu chuyển đổi số - Hệ sinh thái đào tạo nghề
Đích đến chuyển đổi số các trường nghề là kiến tạo thành công hệ sinh thái đào tạo nghề trên nền tảng kết nối mở hệ sinh thái cá nhân (NetID) với các hệ thống khác:
- Cổng tuyển sinh số (đào tạo nghề) đảm bảo nguồn tuyển sinh ổn định, phù hợp
- Đa dạng các loại hình Đào tạo số (nghề ngắn hạn...), theo mô hình đào tạo doanh nghiệp 70:20:10 và các nghề phù hợp xu thế 4.0
- Xưởng nghề dịch vụ nhà trường: môi trường học nghề tốt nhất (học nghề có lương, thực nghề)
- Các khóa học số đại trà (MOOC) đa dạng về đào tạo nghề ngắn hạn trên hệ sinh thái học trọn đời
- Sàn thương mại điện tử: mua bán sản phẩm chế tạo chất lượng cao
- Gắn kết doanh nghiệp, sàn việc làm: đảm bảo đầu ra đào tạo nghề
- Và kết nối mở với các hệ thống khác dễ dàng...
3. Đặc trưng hệ sinh thái đào tạo nghề
Đào tạo nghề với đặc trưng rèn luyện các kỹ năng nghề hoặc tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp khi tham gia các công việc cụ thể. Do đó, mô hình đào tạo nghề doanh nghiệp 70:20:10 được áp dụng rộng rãi, đồng thời ứng dụng được mô hình đào tạo số.
- (Tỷ lệ 20:10) được số hóa thành chương trình đào tạo số và các hoạt động tương tác trực tuyến trên Hệ sinh thái
- (Tỷ lệ 70) được số hóa thành video và tài liệu hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm thực tế... hoặc có thể tích hợp các công nghệ thực tế ảo, hay tổ chức các hoạt động thực hành tại xưởng để phát triển các kỹ năng nghề cho HSSV
- Lớp học số (EDUZ) mở rộng thêm các khóa học kỹ năng, phát triển nghề nghiệp cho HSSV trường nghề... có thể học tập mọi lúc, mọi nơi.
Bên cạnh đó, hệ thống đào tạo số cho phép tích hợp các công nghệ số giúp việc tổ chức đào tạo số đa dạng các hình thức dạy học:
- Đào tạo số kết hợp: lớp học số (trực tiếp, trực tuyến) và xưởng nghề
- Đào tạo đại trà (MOOC) với đa dạng các khóa học rèn luyện phát triển cá nhân
- Đào tạo trực tuyến kết hợp (Zoom, GG Meet... và lớp học số)
4. Giá trị mang lại
Giải pháp Hệ sinh thái đào tạo số mang lại giá trị to lớn về kinh tế và nâng tầm uy tín, đảm bảo đào tạo chuyên môn cao; có thể nói đây là mô hình ALL-WIN, mọi người tham gia đều đạt được giá trị lớn với chi phí tối ưu.
- Giá trị kinh tế: ổn định và mở rộng các nguồn thu từ nhiều hình đào tạo như đào tạo đại trà (học trọn đời), cổng tuyển sinh số, đào tạo nghề ngắn hạn, xưởng dịch vụ nghề ...
- Đảm bảo đào tạo nghề chất lượng cao: gắn kết với công việc thực tế, sàn thương mại mua bán các sản phẩm chế tạo, gia công sản phẩm, kết nối doanh nghiệp ...
- Nâng tầm uy tín nhà trường: kết nối mở cộng đồng, cung cấp các dịch vụ nghề chất lượng cao trong địa phương, giải quyết được việc làm cho đối tượng thanh niên, tạo môi trường học tập suốt đời theo định hướng công dân số toàn cầu...
- Mô hình đào tạo nghề bền vững: chuyển đổi số đào tạo nghề giúp theo kịp xu thế nghề nghiệp thực tế, đáp ứng xã hội với chi phí tối ưu.
5. Các giai đoạn thực hiện
- Giai đoạn 1: Số hóa trường học
- Giai đoạn 2: Hoàn thiện số hóa
- Giai đoạn 3: Hệ sinh thái đào tạo nghề